SEO VÀ SEM KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO
Tiếp thị kỹ thuật số là xu hướng nổi bật trong những năm gần đây. Trong đó, SEO và SEM là hai thuật ngữ được đề cập nhiều nhất bởi tính hiệu quả của chúng. Cả hai đều giúp website doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị trên top các công cụ tìm kiếm. Thế nhưng, SEO và SEM khác nhau như thế nào? Mời quý doanh nghiệp xem qua bài viết sau đây.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA SEO VÀ SEM
SEO là…Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Một trong những PHƯƠNG THỨC TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ PHỔ BIẾN hiện nay vì nó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên thông qua nội dung trên website.
SEO hoạt động bằng cách chứng minh nội dung trên website là kết quả tốt nhất. Những nội dung đó phù hợp với từ khóa đang tìm kiếm của người dùng. Mục đích thực hiện SEO đó là tăng lưu lượng truy cập vào website một cách tự nhiên.
Từ đó, website sẽ tăng thứ hạng trên Search Engine Results Page (SERP – các trang kết quả từ những công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…). Đặc biệt là doanh nghiệp không tốn bất kỳ chi phí nào.
Kết quả tìm kiếm từ Google
Công cụ tìm kiếm vận hành như thư viện trong thời đại kỹ thuật số. Thay vì lưu trữ các bản sao của sách, họ lưu trữ các trang nội dung từ các trang web. Khi người dùng nhập bất kỳ từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ quét tất cả các trang từ website. Sau đó, nó sẽ tìm ra những nội dung phù hợp với từ khóa đó và hiển thị lên trang kết quả cho người dùng.
Để làm được điều đó nó đã sử dụng một thuật toán. Google là công cụ tìm kiếm phổ biến vì nó có thuật toán đáng tin cậy nhất cho đến nay. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác để doanh nghiệp tối ưu hóa.
Doanh nghiệp có thể thêm tìm hiểu về “CÁCH HOẠT ĐỘNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM CỦA GOOGLE”
Search Engine Marketing là…
Hoạt động sử dụng các chiến lược trả phí nhằm tăng khả năng hiển thị. Thương hiệu sẽ trả một khoảng tiền để quảng cáo xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Bằng cách chọn từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm, sau đó quảng cáo sẽ được đề xuất đến họ. Thương hiệu chỉ bị tính phí nếu người dùng nhấp vào quảng cáo đó.
Trong quá khứ, SEM bao gồm SEO và PPC (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền). Nhưng hiện nay nó chỉ đề cập đến PPC mà thôi. PPC cũng có thể xuất hiện dưới dạng sản phẩm hàng ngang như thế này.
Dấu hiệu để người dùng biết đó là một vị trí trả phí
Tóm lại, SEO là công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào cả. Với SEM, đây là phương thức tiếp cận đến khách hàng có tính phí. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và cân nhắc trước khi quyết định sử dụng.
Vậy doanh nghiệp nên sử dụng SEO hay SEM?
Bên cạnh việc tăng lưu lượng truy cập, SEO và SEM vẫn có những hạn chế nhất định. Nếu doanh nghiệp không có tiềm lực lớn về tài chính, hoặc có thời gian và sự kiên nhẫn để xây dựng uy tín cho website thì SEO là chiến lược tốt nhất cho mọi người.
Trường hợp doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dồi dào và muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian ngắn thì SEM phù hợp để có lưu lượng truy cập được chuyển đổi thành khách hàng với ROI nhanh chóng.
Những yếu tố sau đây sẽ giúp doanh nghiệp xác định nên chọn SEO hay SEM:
- Xác định mục tiêu thực hiện: Nếu doanh nghiệp hướng đến mục tiêu thúc đẩy truy cập nhanh đến bán hàng, trải nghiệm ưu đãi mới thì nên ưu tiên chọn SEM. Với trường hợp thúc đẩy tăng trưởng lâu dài thì nên chọn SEO.
- Hiệu suất hiện có trên trang web: Nếu kết quả hiển thị tự nhiên (organic search) tốt, SEM sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung thêm khả năng hiển thị.
- Lợi nhuận công ty: Doanh nghiệp cần phải tính đến chi phí nhấp chuột. Nếu chi phí cao mà tỷ suất lợi nhuận sản phẩm thấp thì việc chạy SEM sẽ không hợp lý. Trong những trường hợp này, SEO có thể là kênh thúc đẩy lợi nhuận cao hơn nhiều.
- Xem xét giá trị lâu dài của khách hàng (LTV – lifetime value): Khi sử dụng SEM, doanh nghiệp có thể thấy rằng LTV cao hơn dẫn đến chi phí nhấp chuột cao hơn, để LTV thấp thì khi đó sử dụng SEO sẽ tốt hơn.
SEO và SEM có thể kết hợp với nhau không?
Nếu SEO và SEM được kết hợp một cách thông minh, kết quả đạt được sẽ vượt cả mong đợi. SEM có thể được triển khai trước, tiếp đến là SEO. Đầu tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu các từ khóa và xem từ nào được tìm kiếm và được nhấp vào nhiều nhất; tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ khóa ở đây nên có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh (key difficulty – KD) tương đối thấp.
Hiện nay đã có một số công cụ có thể giúp ta làm điều này, ví dụ như AdWord’s Keyword Planner hoặc SEMRush được thiết kế đặc biệt cho SEM. Sau khi có được thông tin chi tiết ở bước đầu tiên, tiếp đến là chạy chiến dịch SEM nhằm thu hút khách hàng truy cập. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nhận được kết quả cụ thể, nhanh chóng mà không cần phải chờ đợi lâu.
Tuy nhiên, tất cả công việc từ bước triển khai SEM sẽ được phục vụ cho SEO. Lúc này, doanh nghiệp đã biết những từ khóa nào nổi bật và có bao nhiêu người dùng đang tìm kiếm chúng. Dựa vào những thông tin đó, chúng ta có thể lập kế hoạch chiến lược nội dung, điều chỉnh trang web, blog và phương tiện truyền thông xã hội theo những từ khóa đó.
Những từ khòa này để giúp doanh nghiệp hiểu hơn về nhu cầu của người dùng, họ đang tìm kiếm điều gì? Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của họ thông qua nội dung chất lượng.
Kết hợp SEO và SEM với nhau sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn xây dựng được độ uy tín cao và duy trì thứ hạng trong thời gian dài.
0 Nhận xét